Ứng Dụng Tính Không Vào Công Việc

Ảnh: quangcaosanpham.com

Mọi sự vật hiện hữu trên đời đều là không. Điều này có nghĩa là không một sự vật nào là tốt hay xấu từ phía chính nó; phương thuốc của một người là thuốc độc cho người khác. Một sự vật trở thành tốt hay xấu tuỳ theo nhận thức của bạn, và những nhận thức này nhất định tuân theo lệnh của các dấu ấn tốt hay xấu mà bạn đã gieo vào tâm bạn trong quá khứ. Các vấn đề không phải là vấn đề từ phía của chính chúng. Đúng ra là, có cái gì đó trong tâm bạn khiến bạn nhìn thấy các vấn đề là vấn đề. Mọi vấn đề đều có thể được chuyển thành một cơ hội, vì không có vấn đề nào là ở trong chính nó và của chính nó.

Hãy thử nghiệm bài tập này. Lần tới, khi một vấn đề kinh doanh xảy ra, lần tới, khi một người cạnh tranh gây cho bạn một loại vấn đề nào đó, hãy giả bộ rằng toàn bộ công ty cạnh tranh gồm các bà mẹ Tiên đỡ đầu có thể thấy được tương lai, thương yêu công ty của bạn, và đang cố gắng tạo cho bạn một sự thành công lớn. Để làm được như thế, họ thấy rằng họ phải đẩy bạn vào một hướng khác với hướng bạn đang đi. Để khiến bạn đi theo hướng ấy, họ phải ngăn chặn sự tiến bộ của bạn theo hướng cũ. Thay vì cảm thấy lo lắng hay bối rối vì những gì bạn chờ xảy ra lại không xảy ra, bạn hãy hoàn toàn sẵn sàng với cái hướng mới – hãy cố gắng nhìn thấy con đường mới mà họ muốn bạn đi, hơn là tiếc nuối quay nhìn lại cái đi quen thuộc cũ.

Trích Michael Roach, Năng Đoạn Kim Cương

Xông Ngải Cứu Trị Đau Nhức Cơ Thể Do Nhiễm Lạnh

Ảnh: printsofjapan.com

Sau đây là hướng dẫn xông ngải cứu trị đau nhức cơ thể do nhiễm lạnh.

Chuẩn bị: 3 mớ ngải cứu già, 1 viên gạch đặc, 1 củ gừng to, 1 bếp than, 2 thìa muối ăn to, 1 khăn to, 1 chăn đắp.

Nung viên gạch dưới bếp than khoảng 30-45 phút cho thật nóng (hồng càng tốt). Ngải cứu rửa sạch, trải khăn ra. Rải đều ngải cứu vào khăn sao cho lúc bó lại ngải cứu trải đều xung quanh viên gạch. Gừng giã nhỏ và muối cũng rải lên trên ngải cứu. Sau đó đặt viên gạch nóng lên trên, bó khăn cho thật chắc chắn rồi nằm lên giường. Đặt viên gạch-ngải cứu vào gần chỗ đau rồi đắp chăn, thời gian xông khoảng 30 phút đến 1 tiếng.

Sau khi xông, lau người bằng nước ấm. Chú ý giữ ấm, tránh gió ít nhất 30 phút sau đó.

Lương y Nguyễn Quốc Hùng

Mười Tám Tổn Thương

20_3Ảnh: Blog YouMe

1. Nhìn lâu hại tinh : mắt nhờ có máu mà nhìn được, tinh do máu hóa ra, cho nên nhìn lâu hại tinh.

2. Nghe lâu hại thần : thần náu ở thận, thận thông với tai, cho nên nghe lâu hại thần.

3. Nằm lâu hại khí : nằm lâu, miệng há khí tan; miệng ngậm, khí tắc, cho nên hại khí.

4. Ngồi lâu hại mạch : mạch nên được vận động, ngồi lâu sẽ không thoải mái, cho nên hại mạch.

5. Đứng lâu hại xương : đứng lâu xương khô đi, cho nên hại.

6. Đi lâu hại gân : bước đi phải dùng sức gân, cho nên hại.

7. Phát giận hại can : can thuộc mộc, giận như gió giữ lay động cho nên can tổn thương. Can lại sinh máu, can tổn thương thì máu không tốt, tâm và gân sẽ yếu đi.

8. Suy nghĩ hại tỳ : khi suy tư, tỳ phải vận động, thái quá sẽ mệt, cho nên hại.

9. Quá lo hại tâm : tâm thuộc hỏa, vị chủ về đắng, quá lo thì đắng càng nhiều, cho nên hại tâm.

10. Quá buồn hại phế : phế thuộc kim, chủ về thanh âm, buồn khổ lâu ngày thì tiếng câm lặng, cho nên hại phế.

11. Quá no hại vị (dạ dày) : quá no sẽ khó tiêu hóa, cho nên hại.

12. Quá sợ hại thận : thận thuộc thủy, chủ về phương bắc, màu đen ; khi quá sợ mặt sẽ xám đen, cho nên hại.

13. Cười nhiều hại lưng : khi cười, thận chuyển lay kéo theo cả eo lưng, cho nên hại.

14. Nhổ nhiều hại nước bọt : nước bọt là chất dịch ở mạng, lan tỏa sẽ tươi nhuận, thấm vào trăm mạch. Nhỏ bọt đi thì tổn thất, cho nên hại. Sách Điểm huấn còn nói : “nước bọt không nhổ ra, mà còn nên nuốt vào, để giữ tinh khí của con người và làm cho nó tự tỏa sáng”.

15. Ra nhiều mồ hôi hại dưong : dương khí theo mồ hôi thoát ra ngoài cơ thể, cho nên hại.

16. Nhiều nước mắt hại máu : máu ẩn trong can, khóc nhiều thì can tổn, mắt khô, cho nên hại.

17. Nói nhiều hại nước dịch : nói nhiều thì miệng khô lưỡi rộp, cho nên hại.

18. Giao hợp nhiều hại tủy : dương vật trong cơ thể thông với trăm mạch, khi lửa dục nổi lên, máu tủy toàn thân đổ về mệnh môn, hóa làm tinh mà tiết ra. Nếu không biết tiết dục, xương tủy sẽ khô kiệt, chân dương không biết dựa vào đâu, như cá mất nước, ắt sẽ chết.

Trích Tinh Hoa Văn Hoá Dưỡng Sinh

Mười Điều Thiết Yếu Của Dưỡng Sinh

200184727-001

Ảnh: vietbao.vn

1. Thường xoa mặt, để dung nhan tươi sáng. Đạo gia gọi là tu thần đình (sửa sang cho bộ mặt của tinh thần).

2. Thường day mắt, khi yên tĩnh hãy nhắm mắt, dùng mặt sau của hai ngón tay cái xoa vào nhau, rồi day mắt để trừ hỏa, khiến mắt không mắc tật.

3. Thường búng tai để tai không mắc bệnh.

4. Thường gõ răng.

5. Lưng thường giữ ấm, vì liên quan đến phế, tránh khỏi phong hàn.

6. Ngực thường che, lồng ngực là nơi chứa tâm, rất cần bảo vệ.

7. Eo lưng nên xoa: ăn xong nên đi bộ chầm chậm, tay xoa lưng bụng để dễ tiêu.

8. Chân thường xoa: xoa bàn chân vào nhau, vào tay để thông huyệt dũng tuyền (ở lòng bàn chân), có thể trừ phong thấp, làm bước chân mạnh mẽ.

9. Thường nuốt nước bọt : để nước bọt tiết ra đầy miệng rồi nuốt đi, có thể thông trăm huyệt.

10. Ngủ thường co người: ngửa mặt thẳng người đi ngủ, e sẽ thất thoát tinh khí vì thế, khi ngủ nên co mình.

Trích Tinh Hoa Văn Hoá Dưỡng Sinh

Liệu Pháp Ngâm Chân Nước Nóng

chan1Ảnh: xinhxinh.com.vn

Sau đây xin giới thiệu với bạn đọc phương pháp ngân chân nước nóng đúng kỹ thuật:

  1. Lá trầu không bánh tẻ giã nhỏ; với nam thì bảy lá, với nữ thì chín lá.
  2. Dùng muối ăn (một thìa to) đối với người thể Nhiệt (nước tiểu vàng, lưỡi đỏ).
  3. Dùng gừng tươi (bằng ngón tay cái, giã nhỏ) đối với người thể Hàn (chân lạnh, nước tiểu trong, lưỡi nhợt).

Mục đích: Dưỡng thận, tiêu độc, an thần (dễ ngủ), điều chỉnh huyết áp.

Dùng chậu nhựa, đổ hai lít nước nóng nhất mà cơ thể chịu được (khoảng 70oC, nước phải ngập mắt cá chân 5cm. Lúc đầu, nhúng luân phiên một chân vào chậu nước nóng rồi nhấc ra ngay, sau một lúc sẽ quen. Trong quá trình ngâm chân, liên tục dùng năm đầu ngón tay kỳ cọ gan bàn chân, gan bàn tay, chỗ lõm của gan bàn chân, các kẽ ngón chân ngón tay, nắn và xoay các ngón chân ngón tay, cổ chân, cổ tay, xung quanh mắt cá chân để máu lưu thông tốt.

Khi nước nguội ta cho thêm nước sôi để giữ nóng. Thời gian ngâm khoảng nửa tiếng. Tráng bằng nước ấm, lau khô chân. Mùa lạnh phải đi tất và không được đi chân trần xuống nền nhà lạnh. Ngâm chân nước nóng ít nhất một lần trước khi đi ngủ.

Lương y Nguyễn Quốc Hùng

Nguyên Tắc Đi Bộ

stroll1Ảnh: xinhxinh.com.vn

Đi bộ là phương pháp tập thể dục đơn giản và hiệu quả, vận động toàn thân phù hợp với mọi lứa tuổi, phòng chữa bách bệnh.

Trang phục: Mặc quần áo không bó người, chất liệu bằng sợi bông, áo tốt nhất là vải sợi dệt kim để thấm mồ hôi phòng ngừa gió lạnh thổi vào người gây giảm nhiệt độ trên bề mặt cơ thể có thể nhiễm lạnh vào trong người.

  1. Đi bộ phải giữ nhịp thở đều cùng với tốc độ đều tuỳ theo sức khoẻ của từng người, không nhất thiết phải đi nhanh.
  2. Chân bước nhẹ nhàng, luôn đặt năm đầu ngón chân xuống trước, rồi nhẹ nhàng đặt gót xuống sau. Khi bước chân lên nhấc gót trước rồi bấm năm đầu ngón chân (nhón chân) tạo lực đẩy cho cơ thể, tập đi đều và dẻo dai. Hai tay vung nhẹ nhàng cảm giác không cần có lực vung tay mà để tự nhiên.
  3. Nhịp thở khi đi bộ cần giữ đều không được thở gấp, nếu thở gấp thì giảm tốc độ đi bộ. Tốt nhất là tập thở sâu, chậm, đều, thở bằng bụng.
  4. Khoảng cách đi bộ tập dần từ 1-3 km tùy theo sức khoẻ. Không đi bộ khi có gió và mưa.
  5. Đi bộ ngược (đi giật lùi) dễ cho việc đặt các ngón chân xuống trước.

Không được đặt gót chân xuống trước vì có thể gây ảnh hưởng cột sống và hại tim, không uống nước trong quá trình đi bộ, nên uống nước trước và sau khi đi bộ.

Khi về nhà cần nghỉ ngơi nơi thoáng gió, không ngồi nơi có điều hoà nhiệt độ hay quạt gió. Lau khô mồ hôi và đợi cho mồ hôi không ra nữa mới được đi tắm.

Lương y Nguyễn Quốc Hùng

Hành Động Cân Bằng – Phương Pháp Thư Giãn Mắt

eye11aẢnh: touregypt.net

TVTL – Đời sống hiện đại buộc đôi mắt chúng ta phải quá gắn bó với màn hình máy vi tính. Và điều này không có lợi cho mắt một chút nào. Bởi cùng với TV, màn hình máy vi tính là hai nguồn sáng duy nhất mà chúng ta thường xuyên trực tiếp nhìn vào. Trong suốt quá trình tiến hoá của loài người, chưa bao giờ đôi mắt chúng ta phải đối diện với tình huống như vậy. Về mặt y học, đôi mắt có liên quan với hệ thần kinh chủ động (hay thực vật), chia làm hai hệ: hệ giao cảm và hệ đối giao cảm. Hệ giao cảm điều hành những bản năng nguyên thuỷ; hệ đối giao cảm giúp cho con người được tĩnh tại, tạo ra những tình cảm yêu thương. Với đôi mắt thư giãn, bạn có thể mang lại sự an ổn cho toàn bộ hệ thần kinh này. Vì vậy, việc chăm sóc cho “cửa sổ tâm hồn” là điều cần được mọi người lưu tâm đúng mức hơn. Sau đây xin giới thiệu với các bạn một phương pháp trị liệu cho mắt vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.

Hành Động Cân Bằng

Bên phải và bên trái não bạn vận hành tách biệt – não mọi người đều làm điều này, nhưng khi thiền đập vào bạn sâu sắc thì sự tách biệt và khác biệt có thể trở nên bị phóng đại.

Ngồi im lặng bởi chính mình và ấn vào mắt bạn. Ấn vào con ngươi cho tới khi bạn bắt đầu thấy ánh sáng. Đừng làm đau mắt quá nhiều, nhưng đau một chút thì được phép. Cứ quan sát ánh sáng đó. Điều đó sẽ giải quyết nhiều thứ.

Hãy làm điều này bốn hay năm phút – ấn vào mắt – và rồi thảnh thơi trong năm phút, rồi lại ấn chúng. Làm điều này bốn mươi phút và thế rồi té nước lạnh lên chúng. Nhắm mắt lại và cảm thấy cái mát mẻ.

Hãy làm điều này trong mười lăm ngày. Bài tập này sẽ giải quyết nhiều thứ trong não và bạn sẽ cảm thấy rất bình tĩnh và lành mạnh.

Trích Osho, Dược Khoa Cho Linh Hồn